Chuyển đến nội dung chính

'Nguy cơ độc hại' nếu vô tình tiếp xúc với rác thải y tế

Rác thải y tế là một trong những nguồn nguy cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Đây là nhóm chất thải nhận được sự quan tâm 'đặc biệt' từ nhà nước, cơ quan chính quyền. Được quy định phân loại tùy theo từng đặc tính và áp dụng theo thông tư y tế đã được ban hành. Với mỗi loại chất thải sẽ tương ứng với từng loại dụng cụ túi/thùng đựng/chứa rác y tế cụ thể



Định nghĩa về rác thải y tế

Chất thải (rác thải) y tế được định nghĩa là toàn bộ chất thải phát sinh từ các hoạt động trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc cơ sở ngoài nhưng thuộc y tế, ở thể rắn, lỏng và khí.
Trong chất thải rắn, được chia thành 4 nhóm chính bao gồm:
  • Chất thải y tế nguy hại lây nhiễm
  • Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm
  • Chất thải y tế rắn thông thường
  • Chất thải y tế rắn có thể tái chế
Nhận diện bằng 4 màu :      vàng -      đen -      xanh -      trắng



Đặc tính của rác thải y tế gây nguy hại

  • Có khả năng lây nhiễm;
  • Gây độc gen, gây độc tế bào;
  • Có chứa độc chất, hóa chất độc hại;
  • Có tính ăn mòn;
  • Có tính phóng xạ (đối với các cơ sở có xạ trị);
  • Vật sắc nhọn
Tác động của rác thải y tế lên sức khỏe con người

Vì chất thải từ các hoạt động y tế được phân chia khác nhau theo từng chủng loại riêng biệt, nên mỗi loại sẽ có 'sức công phá' khác biệt:

Ảnh hưởng từ chất thải sắc nhọn

Chất thải sắc nhọn thuộc nhóm chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thưởng kép tới sức khỏe con người. Có nghĩa là 
  • vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương 
  • vừa có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm nếu trong nguồn chất thải có chứa mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và virus HIV,...


Ảnh hưởng từ chất thải lây nhiễm

Chất thải y tế lây nhiễm không sắc nhọn cũng thuộc nhóm có mức độ nguy hiểm cao, trong rác có chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,…dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiều hình thức, qua:
  • da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da)
  • các niêm mạc (màng nhầy)
  • đường hô hấp (do xông, hít phải)
  • đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải)
Nếu việc phân loại và quản lý nhóm này không được thực hiện đúng cách có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con người từ trong chính môi trường trong bệnh viện đã tiếp xúc

Ví dụ: Trước khi đến bệnh viện, một số người không có mắc bệnh. Nhưng khi đến hoặc làm việc tại các cơ sở y tế, sau một thời gian, họ có khả năng bị lây nhiễm các bệnh từ nguồn này. Hoặc thậm chí tệ hơn là đem mầm bệnh đến nơi khác hay chính nơi ở.

Ảnh hưởng từ chất thải hóa học và dược phẩm

Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm cũng có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng,... 
Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa,... gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy
đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận,… 
Một vài trường hợp cụ thể rác thải y tế nguy hiểm gây ra:
  • Thủy ngân là một chất độc hại, nó có mặt trong một số thiết bị y tế, nhất là các thiết bị chẩn đoán như: nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân,... và một số nguồn khác như khi bóng đèn huỳnh quang, compact sử dụng bị vỡ;
  • Chất khử trùng được dùng với lượng lớn và thường xuyên trong bệnh viện, chúng có tính ăn mòn và có độc tính cao khi vô tình  kết hợp thành các hợp chất khác
  • Dư lượng các hóa chất tại phòng xét nghiệm khi thải vào hệ thống thoát nước có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hoặc các hệ sinh thái tự nhiên của các nguồn nước tiếp nhận;
  • Dư lượng trong chất thải dược phẩm bao gồm: các loại kháng sinh, các thuốc khác nếu không được xử lý khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống và các loài thủy sinh trong các nguồn nước tiếp nhận.

Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào:

Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường: 
  • hô hấp khi hít phải
  • qua da
  • qua đường tiêu hóa
  • tiếp xúc với chất thải dính thuốc gây độc tế bào
  • tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu. 
Một số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một số triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da.

Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ:

Mức độ ảnh hưởng của chất thải y tế phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc. 
Các loại được dùng trong các cơ sở y tế thường có chu kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần). 
Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường,… ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền

Những lưu ý trong việc phân loại chất thải y tế

Dụng cụ thu gom rác thải y tế

  • Các thùng thu gom chất thải phải đúng màu sắc quy định. 
  • Bên trong mỗi thùng đựng chất thải y tế phải luôn có túi rác y tế cùng màu sắc tương ứng. 
  • Không chứa chất thải đầy quá 3/4 thùng. 
  • Thùng chứa chất thải nhỏ phải có đạp chân hoạt động tốt, bề mặt luôn sạch.
  • Thùng chứa chất thải tại khu vực tập trung phải có bánh xe di chuyển
  • Túi ni lông chứa chất thải phải có dung tích chứa phù hợp với thùng đựng chất thải. 
  • Mỗi khoa, phòng phải quy định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải. 
  • Nơi có phát sinh loại chất thải nào thì phải có loại thùng thu gom tương ứng


Điều kiện phân loại rác ý tế

+ Không để lẫn chất thải sắc nhọn với các chất thải khác;
+ Không để lẫn chất thải nguy hại không sắc nhọn với chất thải thông thường;
+ Không để lẫn các loại chất thải hóa học nguy hại khác nhau để tránh sự tương tác giữa các chất thải với nhau;
+ Trường hợp chất thải thông thường để lẫn vào chất thải nguy hại thì chất thải đó được quản lý như đối với chất thải nguy hại

Khu vực bố trí các loại thùng rác y tế phù hợp

Trên xe tiêm và xe thủ thuật 

+ Thùng/hộp kháng khuẩn màu vàng
+ Thùng/túi rác y tế màu vàng 3 - 5L
+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 3 - 5L
+ Thùng/túi rác y tế màu trắng 3 - 5L

Khu vực phẫu thuật, phòng đẻ,… 

+ Thùng/túi rác y tế màu vàng 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 10 - 20L

Khu vực hành chính

+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu trắng 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu đen 10 - 20L

Khoa Dược

 

+ Thùng/túi rác y tế màu trắng 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu đen 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 10 - 20L

Khoa Y học hạt nhân

 

+ Thùng/túi rác y tế màu đen 10 - 20L
(thùng bằng kim loại có nắp đạp chân, biểu tượng phóng xạ)
+ Thùng/túi rác y tế màu vàng 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 10 - 20L

Buồng xét nghiệm

+ Thùng/túi rác y tế màu vàng 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu đen 10 - 20L

Buồng bệnh

 

+ Thùng/túi rác y tế màu vàng 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu trắng 10 - 20L

Buồng cách ly

+ Thùng/túi rác y tế màu vàng 10 - 20L

Buồng bệnh điều trị ung bướu

+ Thùng/túi rác y tế màu đen 10 - 20L
(thùng bằng kim loại có nắp đạp chân, biểu tượng phóng xạ)
+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế màu vàng 10 - 20L

Buồng xét nghiệm

 

+ Thùng/túi rác y tế  màu vàng 10 - 20L
+ Thùng/túi rác y tế  màu xanh 10 - 20L

Hành lang, nơi công cộng

+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 10 - 20L

Nơi tập trung chất thải bệnh viện

+ Thùng/túi rác y tế màu vàng 120 - 240L
+ Thùng/túi rác y tế  màu đen 120 - 240L
+ Thùng/túi rác y tế màu xanh 120 - 240L
+ Thùng/túi rác y tế màu trắng 120 - 240L

Nơi tập trung chất thải phóng xạ (được che chắn, bảo vệ và có biển cảnh báo).

+ Thùng/túi rác y tế màu đen 120 - 240L
(thùng bằng kim loại có nắp đạp chân, biểu tượng phóng xạ)


Ghi chú: Tại các nơi đặt cần có bảng hướng dẫn phân loại.

Thời gian thu gom và lưu trữ chất thải y tế

Chất thải từ các thùng rác y tế thu gom tại các buồng bệnh hoặc các buồng thủ thuật được nhân viên vệ sinh công nghiệp thu gom ít nhất 1 lần/ngày hoặc mỗi khi đầy 3/4 thùng và vận chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của mỗi khoa/phòng hoặc chuyển thẳng xuống nơi tập trung chất thải của bệnh viện
- Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ. Trường hợp lưu giữ chất thải trong thiết bị bảo quản lạnh từ 3-8 độ C : thời gian lưu giữ có thể đến 01 tuần;
- Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày;
- Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5 kg/ngày,thời gian thu gom tối thiểu 2 lần/tuần;
- Đối với các loại chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm, thời gian lưu giữ tối đa 6 tháng. Nếu thời gian lưu giữ quá 06 tháng thì phải có văn bản báo cáo về lý do cho cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan tại địa phương


Việc phân loại rác thải y tế tại nguồn có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với môi trường sống của chính chúng ta hiện tại cũng như thế hệ trẻ mai sau. Hi vọng với bài viết này có thể phần nào giúp đọc giả có cái nhìn toàn diện hơn và hành động cụ thể hơn trong phân loại chất thải y tế. 
Để biết tên chi tiết và các sản phẩm thu gom chuyên dụng, liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin

Ms.Linh – 0966.914.185 hoặc  0327.17.3232
SKYPE: Linh Nhựa Công Nghiệp
ZALO: Linh nhựa công nghiệp hoặc Minh Khang
MESSENGER: Nhựa Công Nghiệp

Email: linhnguyen.nhuacn.mkc@gmail.com
Webhttps://moitruongsong.net.vn/
Blog: 
catalogue Minh Khang
Tiktok: https://www.tiktok.com/@nhuaminhkhangchinhhang
Kênh Youtube Minh Khang (MKC)

Địa chỉ kho

Miền Nam: 13 Quốc Lộ 1A, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
Miền Bắc: D10-35 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Quận Hà Đông, TP.Hà Nộ
i

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thùng rác được dùng trong y tế có mấy kiểu? Giá bao nhiêu?

Theo thông tư của bộ y tế về quản lý chất thải thuộc khuôn viên y tế số 20/2021 mới nhất, sử dụng các loại thùng rác y tế cho việc phân loại chất thải cần tuân thủ một số quy định riêng, nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc phân tách, cũng như bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng tốt hơn, có những giải pháp xử lý rác thải có tính nguy hiểm được triệt để. Vậy nó được quy định như thế nào? Có mấy loại thùng đựng rác y tế được đưa vào sử dụng Quy định thông tư 20/2021 là gì? Đây là thông tư mới nhất về quy định về quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế được ban hành bởi Bộ y tế Nếu trước đây, hoạt động được áp dụng theo thông tư 58 thì kể từ 10/01/2022 đã áp dụng thông tư 20 mới này Trong đó, quy định rõ về tính chất của các loại chất thải y tế, dụng cụ thu gom phù hợp cùng các tiêu chuẩn kèm theo Điều kiện sử dụng thùng rác y tế theo thông tư 20 như thế nào? Về màu sắc Các loại thùng rác y tế, túi đựng rác y tế, xe thu gom rác y tế,... là dụng cụ sử dụng cho mục đích lư

Các loại thùng rác y tế và quy định màu sắc thùng rác túi rác trong y tế

Thùng rác y tế là thiết bị y tế thường được trang bị nhiều tại các cơ sở y tế với chức năng chính để thu gom rác thải bệnh viện, thu hồi và có hướng xử lý phù hợp Quy định màu sắc của thùng rác y tế và túi rác y tế được nêu rõ trong thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT bao gồm Màu vàng: được sử dụng cho loại chất thải nguy hại có nguy cơ lây nhiễm cao Màu đen:  được sử dụng cho loại chất thải nguy hại không lây nhiễm Màu xanh: được sử dụng cho loại chất thải thông thường, rác thải sinh hoạt Màu trắng: được sử dụng cho loại chất thải tái chế Trong đó, mỗi loại chất thải được quy định theo từng nhóm riêng và được thể hiện ở đây  Các loại thùng rác y tế trong bệnh viện Thùng đựng chất thải lây nhiễm _ Thân thùng rác thể hiện biểu tượng chất thải sinh học, chất thải lây nhiễm và có mức vạch quy định không đựng quá vạch _ Kiểu thùng rác nắp kín giúp ngăn vi khuẩn và hạn chế sự xâm nhập cũng như mùi ra môi trường xung quanh, ngăn sự ô nhiễm _ Như đã được nêu rõ, thùng đựng chất thải lây